Khám phá những bài học trên kênh youtube!

Bạn có thể xem thêm những chia sẻ của tôi tại kênh youtube Phan Văn Cương

Khám phá những bài học trên kênh youtube!

Bạn có thể xem thêm những chia sẻ của tôi tại kênh youtube Phan Văn Cương

Học tiếng anh lại từ đầu

Tôi đã học tiếng anh suốt 12 năm học sinh, 4 năm sinh viên nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc bập bẹ và điểm số chỉ đủ qua môn. Mỗi lần có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài mình thấy rất tự ti, tôi chọn đứng lùi lại không dám mở miệng ra… vì sợ sai.

Ra trường đi làm với công việc lập trình cần tìm hiểu mở rộng kiến thức với vốn tiếng anh hạn chế tôi thực sự rất chật vật trong giai đoạn đầu.

Thời gian trôi qua tôi càng nhận rõ vai trò của tiếng anh và qua tìm hiểu tôi nhận ra tôi đã mắc những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng học hơn 10 năm trời nhưng cuối cùng không thể nghe nói được.

Những năm gần đây thay đổi cách học thì nhận ra bản thân đã tiến bộ hơn nhiều. Hằng ngày có thể xem video tiếng anh youtube để phát triển kỹ năng, có thể đọc các blog về chủ đề mà tôi cần.

Trong bài viết này tôi chia sẻ những kinh nghiệm bản thân và đây cũng chính là cách mà nếu học tiếng anh lại từ đâu tôi sẽ áp dụng nó. Hi vọng rằng những chia sẻ sắp tới bạn sẽ áp dụng được vào hành trình của mình.

#1. Niềm tin

Trước đây khi học tiếng anh ở trường vòng lặp chỉ là học -> thi -> kiếm điểm qua môn.

Chưa từng được ai nói rằng học để sau này sử dụng nó để phát triển sự nghiệp.

Tiếng anh nó trở thành một nổi khiếp sợ của phần đông người Việt Nam trong đó có tôi.

Từ những lần đọc sai bị bạn bè cười, thầy cô cho điểm thấp tôi dần có niềm tin rằng bản thân mình không hợp và tiếng anh rất khó.

Chính niềm tin đó đá khiến tôi trước đây chưa từng cảm thấy hứng thú khi trước mặt là những tài liệu tiếng anh.

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi khi ra trường đi làm. Sếp đưa yêu cầu cần đọc document của một chức năng cần tích hợp vào website và nó quả thực là ác mộng.

Đọc được vài từ và hầu hết là sử dụng google dịch(thời chưa có AI).

Sau cả tuần trời lọ mọ thì cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Chiều hôm đó đi làm về tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhỏm như trút đi một gánh nặng lớn ở trên vai trong suốt một tuần qua.

Tôi về bình tâm ngồi chill chill bên cóc trà đá vỉa hè đầu ngỏ tôi nhận thấy mình đã bỏ qua rất nhiều vì tiếng anh hạn chế.

Tiếng anh là ngôn ngữ có hơn 7 tỷ người và có rất nhiều thứ giá trị mà tôi sẽ không bao giờ chạm tới nếu tôi không biết dùng nó.

Và tôi trong thời điểm đó tôi quyết tâm mình cần nỗ lực.

Tôi tin rằng nếu luyện tập theo cách đúng đắn sẽ cải thiện được khả năng tiếng anh của mình.

Chính quyết định đó đã đưa tiếng anh từ kẻ thù trở thành một người bạn đồng hành.

Không biết là bao giờ sẽ giỏi nó nhưng tôi chọn liên tục học hỏi và tiến lên.

Luyện phát âm

Khi tìm hiểu sâu hơn từ những người giỏi nhất tôi mới biết mình đã đi ngược lại với cách học một ngôn ngữ đó là tập trung vào ngữ pháp ngay từ đầu.

Trong khi đó kỹ năng nghe là phần quan trọng nhất.

Khi nghe được mói nói được.

Có một sự thật rằng học hơn chục năm tiếng anh trên ghế nhà trường nhưng tôi chưa từng được thầy cô dạy rằng các em cần bắt đầu với bảng phiên âm.

Từ khóa bảng phiên âm IPA được tôi bắt gặp từ những video chia sẻ cách học tiếng anh từ youtube.

Giờ nghĩ lại tôi thấy rằng 95% học sinh, sinh viên Việt Nam tiếng anh kém cũng đúng thôi.

Chả có ai định hướng, chả có ai chỉ cho một lộ trình.

Bảng phiên âm IPA trong tiếng Anh là hệ thống ký hiệu giúp người học biết cách phát âm chuẩn từng từ, dù không cần nghe trước.

Muốn nghe được người đối diện nó nói gì thì cần biết được từ người đa đang nói phát âm ra sao. Nếu ta phát âm sai dẫn đến nghe không ra và không hiểu những gì người ta nói.

Nếu bạn đang mở một video youtube tiếng anh lên mà nghe không hiểu gì thì đó đó…bạn đang chưa biết cách phát âm những từ người ta đang nói.

Chốt lại, hãy bắt đầu bằng việc học cách phiên âm bảng chữ cái.

1000 từ vựng cốt lõi

Nếu không có từ vựng thì không hiểu bất cứ điều gì.

Từ vựng càng nhiều thì càng có khả năng hiểu càng nhiều thông điệp mà người ta đáng nói.

Có bao giờ bạn nhìn thấy một từ nhưng lại không biết nó có nghĩa là gì không? Chắc chắc ai cũng trải qua nó khi học ngoại ngữ.

Thứ ta đang thiếu đó là từ vựng…

Cái từ mà ta chưa biết đó chính là từ vựng mà ta chưa học và chưa biết cách dùng.

Tới đây chắc chắn ai cũng hiểu rằng cần phải học nhiều từ vựng thì kỹ năng dùng tiếng anh càng tốt. Nhưng cần học bao nhiêu từ vựng là đủ?

Có những cuốn từ điển tiếng anh lên tới vài trăm ngàn từ nhưng với nguyên lý 20/80 các nhà ngôn ngữ học chỉ ra rằng chỉ cần đâu đó 1.000 từ vựng cốt lõi có thể đáp ứng 80% giao tiếp cơ bản hằng ngày.

Vậy mục tiêu là hãy lên mạng tìm 1.000 từ vựng cốt lõi thường dùng và luyện nó.

Đây là bước nền tảng quan trọng.

Đọc và nghe nhiều hơn

Từ vựng được học nếu là những từ đơn lẻ sẽ cực kỳ khó nhớ. Đó là lý do mà trước đây học từ vựng với việc chép đi chép lại nó kém hiệu quả đến vậy.

Để dùng được từ vựng đó thì cần biết nó được dùng trong thực tế như thế nào.

Khi lục tìm bí kíp những người giỏi tiếng anh tôi đã bắt đầu rèn nghe tiếng anh nhiều hơn.

Tôi bắt đầu tìm những video chia sẻ chủ đề tôi quan tâm, đang cần phát triển bằng từ khóa tiếng anh.

Thời điểm đầu đúng là vừa nghe vừa đoán không hiểu gì mấy. Nhiều khi nản muốn bỏ cuộc.

Nhưng tôi hiểu rằng nếu dễ thì chắc ai người ta cũng giỏi nên càng khó khăn thì đến khi làm được ta càng quý nó.

Vừa tìm nghe chủ đề mà tôi quan tâm tôi tiếp tục tìm kiếm cách để nghe tốt hơn thì tôi lại nhận được một lời khuyên rất giá trị.

Hãy bắt đầu từ những nội dung phù hợp với level của mình.

Đại khái là hãy nghe những nội dung mà có đến 90% những từ vựng trong đó ta đã biết và 10% còn lại là những từ ta chưa biết.

Khi điều chính chiến lược này tôi thấy việc nghe trở nên dễ thở hơn…tôi vừa quan sát được những từ vựng đã học trước đó dùng thế nào…phát âm ra sai…nhấn nhá như nào và đặc biệt có thể hiểu được tạm ổn thông điệp người ta muốn nói.

Hiện nay hằng ngày tôi thường dành ít nhất 1 giờ để xem các tutorial và các podcast bằng tiếng anh để phát triển bản thân và nhận ra cái tai đã bắt đầu nhạy hơn.

Trên là công thức tôi thấy khá ổn với bản thân mình…và tiếp tục áp dụng chúng.

Nếu bạn đang chưa biết nghe thế nào thì áp dụng xem…

Lấp đầy khoảng trống

Khi luyện đọc và nghe những nội dung tiếng anh chất lượng từ nhiều nguồn luôn xảy ra tình huống có nhiều từ vựng chưa từng biết trước đó. Đó chính là khoảng trống mà ta cần lấp đầy.

Khi xem video youtube tôi thường để ý những từ vựng, cụm từ gì được lặp đi lặp lại nhiều lần tôi thường ghi lại để học riêng phần đó.

Ví dụ gần đây tôi gặp cụm từ “waste your time”.

Sau khi tìm hiểu tôi biết à đây là cụm từ có nghĩa lãng phí thời gian.

Khi biết được nghĩa tôi thường tra thêm phiên âm của nó và cố gắng đọc theo.

Kể từ lần đó sau này mỗi lần lặp lại cụm từ trên tôi hiểu ngay ý nghĩa mà người viết người nói đang muốn truyền tải.

Cụm từ trên từ vùng tôi chưa biết được chuyển vào vùng đã biết và có thể hiểu và có thể sử dụng nó.

Những phần tử mới đó bạn có thể note nó lại vào phần mềm hoặc viết nó ra cuốn sổ để tiện xem lại.

Cứ mỗi lần biết thêm được những nhân tố mới nó góp phần cho khả năng đọc hiểu, nghe hiểu trở nên hoàn thiện hơn.

Bạn thử áp dụng luôn nhé…

Mẹo nhỏ: Đừng sợ những thứ mới hãy bước tới chinh phục nó.

Tưởng tượng bằng tiếng Anh

Đi tắm lẩm bẩm tự nói một mình.

Đi thể dục cũng tự nói một mình.

Trước khi đi ngủ đôi khi cũng tự phiêu một mình

BẰNG TIẾN ANH…

Đó là những khoảnh khắc tôi tưởng tượng bằng tiếng anh.

Lúc tôi tưởng tượng ra tôi đang ở trên một sân khấu và thuyết trình bằng tiếng anh.

Lúc tôi hình dung mình đang làm một video youtube bằng tiếng anh.

Lúc tôi đưa mình vào bối cảnh đang đi du lịch nước ngoài và nói chuyện với người bản địa.

Tất cả những lần tập duyệt trong đầu và nói ra thành lời đó là cách để tôi tắm trong ngôn ngữ mới.

Mọi thứ ở đây nó rất tự nhiên và đầy sự hào hứng.

Không hề có áp lực về điểm số hay gì cả.

Đơn giản tôi muốn trở thành một người có thể dùng tiếng anh tốt.

Hãy tò mò

Nếu bạn từng tìm hiểu những thiên tài trên thế giới thì những phát minh của họ được tạo ra đằng sau trí tò mò không giới hạn.

Khi học tiếng anh cũng vậy nếu chúng ta tò mò thì sẽ tìm hiểu và sau đó là biết những thứ mà trước đây bản thân chưa từng chạm đến.

Ví dụ cách đây một năm khi ngồi ăn tôi nhìn qua cái tủ lạnh và tự hỏi tiếng anh nó là gì.

Sau vài chục giây tra cứu thì biết luôn từ lạnh trong tiếng anh được viết là Fridge với phiên bâm /frɪdʒ/.

Sau đó tôi đặt vài câu với từ này như:

“I have two oranges in the Fridge” (Tôi có 2 quả cam trong tủ lạnh)

Đấy là cách vận dụng trí tò mò để học thêm những thứ xung quanh ta.

Trước đây tôi thường thờ ơ với những thứ hiện hữu xung quanh ta. Nhưng giai đoạn này sau khi sinh con gái Lucy tôi sẻ tò mò nhiều hơn để cùng bạn học tiếng anh như một đứa trẻ.

Không những tiếng anh mà tất cả những lĩnh vực chúng ta theo đuổi.

Nếu TÒ MÒ khám phá thì theo giời gian vùng hiểu biết được mở rộng.

Tiếng anh học và áp dụng cả đời.

Trên là những gì tôi đang áp dụng học để phát triển.

Kết luận

Bài viết này tôi không dám dạy ai cả bởi vì tôi đang trên hành trình một người tìm hiểu học hỏi và phát triển.

Viết ra đây để nhắc bản thân cần áp dụng và tiến bộ nhanh hơn.

Rất mong những chia sẻ này hữu ích với bạn!

Tiếng anh là chìa khóa để mở ra những cánh cửa trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Nếu được thì hãy luyện tiếng anh thật tốt từ nhỏ còn không ngay bây giờ là thời điểm tuyệt vời nhất để bắt đầu.

Biết thêm một ngôn ngữ, sống thêm một cuộc đời!

Thân,

Cương